Hè đến, mang theo những ngày nắng chói chang, cũng là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy. Tiêu chảy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến cha mẹ lo lắng và bối rối. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị tiêu chảy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa?
Biểu hiện nào cho thấy trẻ bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ em, thường do virus rotavirus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ có thể đi ngoài 5 lần hoặc hơn mỗi ngày, phân lỏng, nhiều nước, có mùi tanh hoặc chua, có thể lẫn chất nhầy hoặc máu. Kèm theo, trẻ thường xuyên khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, mắt trũng, thóp trũng sâu, da dẻ không được tươi tắn như bình thường.
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy vào ngày hè
-
Viêm dạ dày ruột do virus (còn gọi là "cúm dạ dày") hoặc virus enterovirus (một loại vi khuẩn phát triển mạnh vào mùa hè) gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, dễ mất nước.
-
Vi khuẩn E. coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella... xâm nhập sau ngộ độc thực phẩm, khiến bé đi phân lỏng, nôn mửa.
-
Ăn nhiều đồ ngọt, nước trái cây đóng hộp có thể khiến bé bị tiêu chảy.
-
Dị ứng với một số loại thực phẩm cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
-
Cơ thể bé không dung nạp lactose, fructose hoặc sucrose (tức không hấp thụ được đường, sữa) cũng có thể gặp tình trạng này.
Trẻ bị tiêu chảy sẽ đau bụng quằn quại, ảnh hưởng đến tinh thần trẻ
Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ đang bị tiêu chảy
Chế độ ăn BRAT
BRAT là viết tắt của Banana (chuối), Rice (gạo), Applesauce (táo xay nhuyễn) và Toast (bánh mì nướng). Đây là những thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp làm se lại phân và giảm số lần đi ngoài của trẻ.
Ăn theo chế độ BRAT sẽ giúp đường ruột bé ổn định
Bổ sung chất béo tốt
Chất béo tốt có tác dụng giúp bé hấp thu vitamin và khoáng chất tốt hơn, đồng thời giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Một số nguồn chất béo tốt cho trẻ bị tiêu chảy bao gồm sữa béo nguyên chất, phô mai, dầu ô liu, dầu hướng dương,...
Chia nhỏ bữa ăn
Thay vì cho trẻ ăn 3 bữa chính như bình thường, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bé dễ tiêu hóa thức ăn hơn và giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Uống nhiều nước
Mất nước là biến chứng nguy hiểm nhất thường gặp khi trẻ bị tiêu chảy. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, hoặc các loại nước trái cây loãng để bù nước và điện giải cho cơ thể.
Trẻ bị tiêu chảy nên cho uống nhiều nước
Bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột bé khỏe mạnh
Để hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cho bé, Kẹo lợi khuẩn Happy Vitamin Probiotic với thành phần chứa 2 loại lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis cùng hàm lượng cao 13 tỷ lợi khuẩn/viên là lựa chọn lý tưởng cho cha mẹ
Lợi khuẩn Bacillus clausii: Hỗ trợ xử lý rối loạn tiêu hóa, giảm tình trạng tiêu chảy, phân sống, đầy bụng, khó tiêu, tiêu hóa kém do loạn khuẩn đường ruột.
Lợi khuẩn Bacillus subtilis: Giữ ổn định hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Chứa hệ thống enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả.
Bổ sung lợi khuẩn Happy Vitamin cho trẻ bệnh tiêu chảy
Ưu điểm:
-
Dạng kẹo ngậm tiện lợi, dễ sử dụng, phù hợp với trẻ em.
-
Hàm lượng lợi khuẩn cao, gấp đôi Yakult.
-
Không chứa sữa động vật, phù hợp cho bé dị ứng đạm sữa bò.
-
Không phẩm màu, chất bảo quản, đường.
-
Vị ngon, dễ ăn.
Đối tượng sử dụng:
-
Trẻ em từ 3 tuổi trở lên
-
Người lớn hoặc trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy bụng, khó tiêu
-
Người có hệ miễn dịch kém.
Cách dùng: Ngậm mỗi ngày 1-2 viên, sau bữa ăn hoặc khi cần thiết.
Lưu ý quan trọng: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, đặc biệt không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ
Nên cho bé tắm 2 lần mỗi ngày
-
Ăn chín uống sôi, không cho trẻ ăn thức ăn sống, chưa nấu chín kỹ hoặc thức ăn thừa.
-
Tiết trời mùa hè khá oi bức, dễ làm thực phẩm hư hỏng nên các mẹ cần bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh để thức ăn ôi thiu, sống sượng.
-
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày bằng nước lọc hoặc các loại nước trái cây loãng, tránh cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga hoặc các loại nước phẩm màu không đảm bảo vệ sinh.
-
Rửa tay cho trẻ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
-
Tắm rửa sạch sẽ cho bé khoảng 2 lần/ngày
-
Cắt móng tay cho trẻ ít nhất 1 lần mỗi tuần và giữ cho móng tay luôn sạch sẽ.
Cha mẹ cũng nên lưu ý theo dõi sức khỏe của bé cẩn thận, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chúc bé luôn khỏe mạnh và có một mùa hè vui vẻ!