1. Cân nặng là gì?
Cân nặng là một chỉ số trực tiếp phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi cá thể con người.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
-
Gen di truyền: Di truyền là yếu tố tác động lớn đến sự phát triển các cơ quan trong cơ thể trẻ. Ngoài ra nhóm máu cũng có vai trò tác động đến sự phát triển thể chất ở trẻ.
Gen di truyền quyết định một phần cân nặng của trẻ
-
Dinh dưỡng và môi trường:
-
Nếu được cung cấp đủ dinh dưỡng thì trẻ có khả năng phát triển thể chất và trí tuệ tối ưu hơn.
-
Môi trường sống cũng tác động không đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nếu khí hậu, điều kiện sống không bị ô nhiễm, trẻ khỏe mạnh và không dễ mắc các bệnh từ môi trường. Từ đó giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn.
Chế độ ăn thiếu đa dạng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
-
Sự chăm sóc của bố mẹ: Điều này tác động rất lớn đến sức khỏe thể chất của trẻ nói riêng và con người, tinh thần, hành vi, cảm xúc của trẻ nói chung. Người chăm sóc trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng, mức độ gần gũi và yêu thương trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất tinh thần của trẻ.
Một em bé khỏe mạnh luôn được ba mẹ chăm sóc kỹ lưỡng
-
Sức khỏe thai kỳ: Người mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú nếu giữ tinh thần tốt, tích cực và ăn uống đủ chất, lối sống lành mạnh, bổ sung đủ canxi, sắt, acid folic , DHA… sẽ giúp đứa trẻ sau khi ra đời có nền tảng sức khỏe thể chất tốt hơn, tăng cân tốt hơn những đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện thai kỳ khắc nghiệt và thiếu thốn.
Thời gian thai kỳ là thời điểm vàng để đặt nền móng cho chăm sóc sức khỏe của con
-
Các bệnh lý mãn tính: Những trẻ em mắc các bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé hơn nhiều so với trẻ khỏe mạnh.
3. Vì sao con ăn nhiều mà vẫn không tăng cân
-
Ăn nhiều nhưng không đủ bữa: Trẻ em theo quỹ đạo trưởng thành, thời gian phát triển thì mỗi giai đoạn lượng thức ăn nạp vào sẽ khác nhau. Khi còn nhỏ, dạ dày của trẻ khá nhỏ nên trẻ cần được chia nhỏ nhiều bữa. Nhưng khi trẻ lớn dần, kích thước dạ dày lớn hơn, bạn vẫn cho con ăn nhiều bữa nhưng lương ăn mỗi lần lại không tăng thêm hay ngược lại cũng làm trẻ thiếu hụt về lượng thức ăn nạp vào. Mẹ cho rằng con ăn nhiều, nhưng thực tế chưa đủ về lượng cần thiết trong từng bữa ăn, hoặc ăn không đủ số bữa trong một ngày.
-
Ăn nhiều lượng nhưng bữa ăn không đa dạng thực phẩm
-
Ăn nhiều nhưng dư thừa chất gây mất cân bằng
-
Bé quá hiếu động: Một số trường hợp trẻ có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy. Những bé quá hiếu động chạy nhảy nhiều cũng tiêu hao năng lượng nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm.
-
Bé bị nhiễm giun, sán: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn. Ký sinh trùng đường ruột sẽ tranh giành thức ăn với trẻ khiến dinh dưỡng cung cấp cho trẻ bị thiếu hụt. Các mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con mỗi 6 tháng/lần từ sau 2 tuổi.
-
Bé bị hấp thu kém, hệ tiêu hóa không tốt: Tình trạng này xảy ra khi hệ tiêu hóa của trẻ thiếu đi một vài loại men tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa do bẩm sinh hoặc do sử dụng các thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho chỉ một lượng nhỏ thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng nuôi cơ thể.